Xác định bậc sửa chữa các máy công cụ

Bậc phức tạp sửa chữa là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá tính chất của một một công việc sửa chữa máy, công cụ. Xác định được bậc phức tạp sửa chữa giúp chúng ta xác định được toàn bộ kế hoạch sửa chữa, tổ chức công việc, huy động nhân lực và bố trí mặt bằng sửa chữa. 

Bậc phức tạp sửa chữa của máy được ký hiệu bằng chữ R và một số chữ số đứng trước chữ. Ví dụ máy tiện 1K62 của Liên Xô có bậc phức tạp sửa chữa là 11 được ký hiệu là 11R, máy 1A62 là 10R. Bậc phức tạp sửa chữa tỉ lệ thuận với kích thước của máy, kết cấu càng phức tạp và phí tổn sửa chữa càng tăng.

Người ta có thể dùng công thức tính toán hoặc so sánh ước lượng gần đúng để xác định bậc phức tạp sửa chữa của các máy công nghiệp. Và khi dùng phương pháp ước lượng gần đúng phải so sánh kích thước, kết cấu, độ chính xác, khả năng công nghệ, điều kiện làm việc của máy… với một máy tiêu chuẩn. Kết cấu của các máy công cụ rất đa dạng nên phương pháp ước lượng gần đúng đôi khi rất khó áp dụng, trong nhiều trường hợp không thể so sánh với nhau được. Vì vậy dựa vào kinh nghiệm sửa chữa người ta đã xây dựng được các công thức thực nghiệm để tính toán bậc phức tạp sửa chữa cho các loại máy công cụ.

Sau đây là một ví dụ về công thức tính bậc phức tạp sửa chữa của máy công may tien ren.

R = a (0,025h + a.l + b.n) + C

Trong đó :

h: Chiều cao tâm trục chính tính từ băng máy, mm;
l: Khoảng cách lớn nhất giữa mũi tâm trục chính và ụ sau,mm;
n: Số cấp tốc độ của trục chính ;
a: Hệ số ứng với máy có         L < 5000mm thì          a= 0,001;
L > 5000mm thì          a= 0,002;
b: Hệ số ứng với máy có hộp tốc độ truyền động bằng bánh răng thì b= 0,2 ; ứng với máy chạy bằng bộ truyền đai thì b= 0,1;
C: Hệ số được tính theo công thức : C = 0,5x + C2  + C3;
x : số bàn dao phụ;
C2 : bậc phức tạp sửa chữa của cơ cấu điều chỉnh và cấp tốc độ  trục chính ; với máy có
h £ 200mm thì C2 = 2 ;
h > 200mm thì C2 = 4 ;
C3 = bậc phức tạp sửa chữa của bàn dao chép hình thủy lực C3 = 2;
( = Hệ số kể đến đặc điểm về kết cấu máy, cho trong bảng 1-1.)

Ví dụ : Kiểm tra lại bậc phức tạp sửa chữa của máy tiêu chuẩn 1K62. Các thông số cơ bản của máy: h = 200mm, L = 1000mm, n = 23

Giải : Theo bảng 1-1 ta có (= 1,00. Máy: 1K62 không có bàn dao phụ nên x = 0; cũng không có cơ cấu điều chỉnh vô cấp tốc độ trục chính nên C2 = 0. C3 = 0 vì không có bàn dao chép hình thủy lực. Vậy  C = 0. Thay trị số vào công thức tính R ta được : 
R = 1,0 (0,025 X 200 + 0,001 X 1000 + 0,2 X 23) = 11

Đào Trinh