Quy trình vận hành của máy cán rãnh

Máy cán rãnh là gì? Quy trình làm việc của máy cán rãnh ra sao? Thông số kỹ thuật của máy như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này cùng theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi bạn nhé. 

1. Máy cán rãnh là gì?



Máy cán rãnh là loại máy được sử dụng để tạo rãnh cho các ống kim loại, thép không gỉ với nhiều hình dạng khác nhau. Nhờ chọn lọc nguyên vật liệu tỉ mỉ cùng ứng dụng công nghệ hiện đại giúp máy cán rãnh vận hành ổn định, cấu trúc chắc chắn, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ bền lâu. 

2. Vì sao nên dùng máy cán rãnh?

+ Máy cán rãnh mang lại vết cán đẹp, đều

Hầu hết các loại máy cán rãnh hiện nay trên thị trường đều đảm bảo công suất lớn, tốc độ làm việc cao. Sẵn sàng tạo ra cho khách hàng những đường cán rãnh đẹp, đều và số lượng đúng với nhu cầu chỉ trong một thời gian ngắn. 

+ Máy thiết kế hiện đại, tính thẩm mỹ cao

Nhiều người nhầm tưởng máy cán rãnh thiết kế lớn, cồng kềnh. Tuy nhiên, trên thực tế loại máy này khá nhỏ gọn, dễ dàng sắp đặt ở trong nhà xưởng mà không gây trở ngại gì cho người dùng. Ngoài ra, bên ngoài vỏ máy còn được sử dụng bằng chất liệu thép không gỉ để bọc. Vì vậy mà dù sử dụng thời gian dài máy vẫn đảm bảo ổn định, bền bỉ, chống chọi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. 



+ Tiết kiệm thời gian và chi phí

Nếu như trước đây, khi chưa có máy cán rãnh mọi công đoạn này đều được làm bằng thủ công, điều này tiêu tốn rất nhiều sức lực của lao động và thời gian. Trong khi đó, máy cán rãnh ra đời sử dụng nguồn điện dân dụng để vận hành, người dùng không cần thay thế hệ thống điện mà có thể nhanh chóng sử dụng máy ngay sau khi lắp đặt, đáp ứng được những hình dạng cán rãnh ống theo nhu cầu.

3. Quy trình vận hành máy cán rãnh

Bước 1: Vật liệu thô sẽ được tháo cuộn, cắt và hàn đầu cuối. 

Bước 2: Phân cấp, cán rãnh định hình, hàn và mài bóng. 

Bước 3: Làm lạnh, phân loại, nắn thẳng thô. 

Bước 4: Cắt theo chiều dài cố định để tạo hình ống sản phẩm.

Bước 5: Bàn quán tính

4. Thông số kỹ thuật của máy cán rãnh

Còn tùy theo mỗi vật liệu khác nhau mà thông số kỹ thuật của máy cán rãnh sẽ khác nhau. Dưới đây chúng tôi giới thiệu thông số kỹ thuật của máy cán rãnh ống thép không gỉ.

a. Vật liệu phù hợp

1. Vật liệu phù hợp

SUS304, SUS306, SUS316 băng thép không gỉ

2. Độ dày của băng thép

0.9-3.5mm (với một GB708-88)

3. Độ rộng của băng thép

60-240mm(±0.2mm)

4. I.D. của ống xoắn thép

Φ450-Φ550mm

5. O.D. của ống xoắn thép

Φ800-Φ1200mm

6. Trọng lượng tối đa của ống xoắn

1800kgs


b. Thành phẩm

1. Phạm vi kích thước gia công ống thép

O.D. Φ19-Φ76mm

2. Chiều dày thành ống

0.9-3.5mm (ống hình vuông và chữ nhật≤2.0mm )

3. Chiều dài

4-8m


c. Chi tiết thiết bị

1. Tốc độ cán

1-5M/min

2. Độ chính xác của sản phẩm

Dung sai tối đa của đường kính ±0.15mm

3. Mày hàn Ar-arc

600A

4. địa điểm đặt thiết bị cơ học

40M ×4M (dài × rộng)

5. Công suất điện tổng

50KW



5. Cách chọn máy cán rãnh đúng chuẩn

Quả thực, thị trường hiện nay có nhiều loại máy cán rãnh khác nhau, để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu là chuyện không hề dễ dàng. Theo chuyên gia bạn không nên bỏ qua những tiêu chí dưới đây khi chọn mua máy cán rãnh:

Thứ nhất, bạn cần xác định rõ nhu cầu và vật liệu cần cán rãnh là gì, khi đó mới lựa chọn được loại máy tương xứng. Chỉ khi nào máy cán rãnh có thông số kỹ thuật phù hợp với vật liệu mà bạn muốn cán rãnh thì nó mới đem lại kết quả như ý. 



Thứ hai, lưu ý đến công suất của máy. Bởi mỗi loại máy cán rãnh đều có mức công suất riêng, phù hợp với nhu cầu cán rãnh của người dùng nhiều hay ít. Nếu đưa ra quyết định công suất máy thấp hơn nhu cầu thì máy luôn hoạt động trong tình trạng quá tải, không đạt năng suất như ý, nhanh hư hỏng. Còn nếu công suất máy quá lớn so với nhu cầu thì sẽ gây lãng phí rất lớn. 

Cuối cùng, thiết kế, tính năng và chất liệu của máy cũng rất quan trọng. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn này thì tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của người thân, chuyên gia, những người am hiểu về nó. 

Thùy Duyên