Nội quy an toàn khi sử dụng bình khí nén

Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng bình khí nén cũng gây ra không ít tai nạn nặng nề chỉ vì người sử dụng không nắm rõ được những nội quy an toàn của nó. Vì vậy bằng kinh nghiệm của mình nhiều năm trong nghề hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số quy tắc như sau nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng bình khí nén và ngăn ngừa những tai nạn không đáng có xảy ra.

1.Yếu tố gây nguy hiểm khi làm việc với bình khí nén

Những yếu tố gây nguy hiểm cho người lao động khi làm việc cùng với bình khí nén đó là nổ áp lực, nổ cháy môi chất hay bị điện giật. Khi chúng bị nung nóng, đỗ ngã, va đập hay bị ăn mòn, rỗ quá mức so với quy định thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng nổ áp lực. Nổ cháy môi chất là do rò rỉ môi chất độc chứa ở trong bình, còn điện giật là do điện bị rò ra vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn…

2.Quy tắc an toàn khi làm việc với bình khí nén

Để làm việc với bình khí nén thì điều đầu tiên mà bạn cần phải nó đó là luôn để nó được kiểm định KTAT cũng như đăng ký sử dụng theo đúng quy định, người sử dụng thiết bị có trách nhiệm quản lý bình khí nén cho cán bộ quản lý thiết bị bằng văn bản. Những người vận hành bình nén khí phải đủ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, được huấn luyện cũng như sát hạch đạt yêu cầu, có kiến thúc chuyên mô đầy đủ. 

Trên bình khí nén yêu cầu phải có kèm theo những thiết bị an toàn bao gồm van an toàn (được lắp đặt theo thiết kế, không cho phép làm giảm diện tích lỗ thoát hơi của van an toàn) và áp kế (có thang đo phù hợp, được kiểm định và niêm chì hàng năm). Vị trí đặt bình khí nén phải luôn xa nguồn nhiệt ít nhất là 5 mét, không được để ở những nơi dễ bị cháy nổ.

Tuyệt đối không được để bình khí nén ở trong hoặc gần kề với những nhà có người ở, những công trình công cộng hay công trình sinh hoạt. Bình dùng để chứa môi chất không bị ăn mòn, đối với bình chứa không khí nén di động thì không được tự ý dời chỗ đặt máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Nếu như muốn di chuyển thì trước đó bạn cần phải ngắn nguồn điện và xả hoàn toàn áp suất ở trong bình ra.

3. Kiểm tra bình khí nén khi đang hoạt động

Trong quá trình vận hành người sử dụng phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của bình khí nén, xem xét thử những dụng cụ đo lường như van an toàn, áp kế, rơ le khống chế áp suất có hoạt động ổn định hay không. Vào đầu mỗi ca khi mà áp suất ở trong bình đạt 0.5 thì bạn hãy kéo nhẹ van an toàn để thông van an toàn và mở van xả đáy để xả nước và dầu bị ngưng đọng ở dưới đáy bình. Đặc biệt định kỳ phải thường xuyên rửa sạch lưới lọc gió của máy nén khí ít nhất hai tháng một lần để bụi và tạp chất ở bên ngoài không thể nào theo đường hút vô máy được.

Tuyệt đối không được hàn, sửa bình, chèn hãm hoặc thêm bất kỳ vật nặng, giả tăng tải trọng của van an toàn khi bình đang hoạt động. Không sử dụng loại bình vượt quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định cho phép. Và cuối cùng là không cho máy hoạt động khi chưa lắp nắp bao che curoa truyền động, khi van an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơ le hoạt động không chính xác.

Thùy Duyên