Như đã nói ở các bài trước,
máy uốn ống là một thiết bị công nghiệp hỗ trợ trong các công đoạn uốn ống kim loại, phục vụ cho các ngành xây dựng, công nghiệp nặng khác. Bài viết hôm nay tiếp tục giới thiệu đến các bạn 2 loại máy uốn ống là
máy uốn ống truyền lực bằng cơ và thủy lực.
1. Máy uốn ống truyền lực bằng cơ
Máy uốn ống thủy lực hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động của pít-tông – xi lanh thủy lực. Sau khi cung cấp nguồn cho động cơ thủy lực, sau đó nhờ cơ cấu điều khiển đi qua pít-tông thủy lực và được truyền đến cánh tay quay làm uốn chi tiết. Trên cánh tay quay có lắp bàn lề chữ U và bu lông ép nhằm giữ ống trong quá trình uốn. Trên cánh tay quay cũng như trên cánh tay chính có các lỗ vì vậy có thể dễ dàng thay khuôn uốn một cách đơn giản.
Nguyên lý hoạt động khuôn uốn:
Sau khi ống được làm sạch và kiểm tra không bị khuyết tật, ống được đưa vào khuôn ta đóng bản lề chữ U và xiết bu lông hãm nếu cần. Có thể cho dung dịch trơn nguội vào khuôn trước khi uốn đế giảm ma sát giữa ống và khuôn để ống không bị nhăn trong quá trình uốn.
Ưu điểm:
+ Lực tác động lên ống tương đối đồng đều.
+ Có độ chính xác cao, năng suất cao.
Nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp, thiết kế tương đối khó
+ Khá đắt tiền
+ Bảo dưỡng máy tương đối tốn kém.
2. Máy uốn ống bằng thủy lực
Máy uốn ống truyền lực bằng khí nén được truyền động từ động cơ khí nén qua cơ cấu điều khiển khí nén, sau đó qua bộ phận ống dẫn đến pít-tông, có hai pít-tông truyền lực, một pít-tông truyền cho khuôn uốn động, một pít tông được truyền cho giá quay trên đó có khuôn uốn tĩnh vì vậy tạo ra vật uốn cần thiết. Để đảm bảo, góc uốn chính xác ta có địa phân độ. Hiện nay máy uốn ống truyền lực bằng khí nén rất ít được dùng vì có cơ cấu khí nén rất phức tạp, máy dùng cơ cấu thủy lực hiện nay được sử dụng nhiều nhất.
Ưu điểm:
+ Lực tác động lên ống tương đối đồng đều.
+ Có độ chính xác cao, năng suất cao.
Nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp
+ Khá đắt tiền.
+ Ít được dùng vì van điều chỉnh khí nén khá phức tạp.
Đào Trinh