Hướng dẫn vận hành máy uốn ống và khắc phục một số sai hỏng khi vận hành

Ở các bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một số loại máy uốn ống được sử dụng trong công nghiệp uốn cong như máy uốn ống truyền lực bằng tay và khí nén, máy uốn ống truyền lực bằng cơ và thủy lực,… Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách vận hành máy uốn ống nói chung và cách khắc phục một số sự cố khi xảy ra sai hỏng trong quá trình vận hành.

1. Cách vận hành máy uốn ống


- Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc cũng như hạn chế được những sai hỏng trong quá trình vận hành máy uốn ống, thì trước khi sử dụng, bạn phải kiểm tra sơ bộ ống, đảm bảo ống không bị khuyết tật, có độ nhám phù hợp, đồng thời ống phải được làm sạch trước khi uốn.
- Để đảm bảo góc uốn được chính xác, hãy điều chỉnh cam hành trình. Đưa ống cần uốn và lựa chọn khuôn uốn cho phù hợp với ống cần uốn, điều chỉnh tay quay giữ ống trong khi uốn.
- Kiểm tra sơ bộ máy, sau đó cung cấp nguồn cho máy và bắt đầu cho máy hoạt động. Nên để ống khoảng 1-2s hoặc có thể uốn qua góc uốn tính toán để khắc phục hiện tượng đàn hồi sau khi uốn. Nếu uốn một góc lớn hơn góc uốn cần thiết thì ta không tính được góc đàn hồi chính xác.

2. Các dạng sai hỏng chính trong công nghệ máy uốn cong và biện pháp khắc phục

Tất nhiên trong quá trình làm việc luôn có những sai sót đáng tiếc xảy ra. Trong công nghệ uốn ống cũng vậy, có nhiều dạng sai hỏng khác nhau, dưới đây là một số dạng sai hỏng thường gặp và các biện pháp khắc phục:

Sai lệch hình dạng và kích thước khi uốn

- Nếu do biến dạng đàn hồi của kim loại thì tính lại trị số góc đàn hồi β và sửa lại góc uốn của chày và cối.
- Nếu do phôi dịch chuyển trong quá trình uốn thì tăng cường chặn phôi khi uốn.
- Nếu do định vị phôi không chính xác thì cần bổ sung chốt định vị hay thay cơ cấu định vị khác.

Có vết lõm hay khuyết tật trên bề mặt của chi tiết uốn


- Là do bán kính lượn của cối nhỏ cần phải tăng bán kính góc lượn đúng yêu cầu.
Vành uốn của chi tiết bị gợn sóng
- Là do độ hở giữa chày và cối lớn. Nếu là cối ghép chỉnh thì chỉnh lại cối cho đúng, nếu là cối cố định thì làm lại cối mới cho đúng yêu cầu.

Chi tiết bị rạn nứt ở vùng uốn

- Nếu vì bán kính uốn của chi tiết quá bé thì phải tăng bán kính của chày và cối.
- Nếu vì đường uốn dọc của ống theo hướng thớ căng thì phải xếp lại phôi theo hướng qui định.
Kim loại ở vùng bị uốn bị mỏng đi
- Nếu do bán kính của chày bé thì phải tăng bán kính của chày.
- Nếu do kim loại bị lệch giữa chày và cối thì phải thay đổi cấu tạo của chày và cối.

Tạo nên vết xước trên bán kính lượn của cối

- Nếu vì độ hở giữa chày và cối nhỏ thì phải tăng cho đúng yêu cầu.
- Nếu vì độ cứng của cối thấp thì phải nhiệt luyện cối.
- Là do bán kính uốn bé hơn qui định thì phải tăng bán kính uốn hoặc uốn có đặt lõi bên trong để tăng độ bền của ống.

Thông thường, góc uốn không đúng hay chỗ uốn bị ô van thường do những nguyên nhân sau:

– Do việc điều chỉnh góc uốn từ cam hành trình không đúng với góc uốn cần uốn thì phải điều chỉnh lại cam hành trình.
– Khi uốn có thể bị nứt ống do việc lựa chọn tốc độ uốn quá lớn hay góc uốn quá nhỏ sẽ làm xuất hiện các vết nứt, các vết nứt này lớn lên và làm hỏng sản phẩm. Đây là yếu tố quyết định ống uốn ra sẽ là thành phẩm hay phế phẩm.
– Khi uốn, nếu bán kính uốn nhỏ thì sẽ xảy ra trường hợp ngay chỗ uốn sẽ không tròn mà tạo hình ô van hay quả trứng gà, thậm chí ống còn bị gập lại, ảnh hưởng đến thành phẩm.
– Khi uốn các thớ bị căng làm cho cơ tính của vật liệu ngay chỗ bị uốn giảm đi. Điều này khiến cho độ tin cậy của vật liệu cũng bị giảm đi đáng kể, hay vật liệu sẽ không đủ bền khi làm việc.

Đào Trinh