Điểm danh 3 loại máy nén khí phổ biến trên thị trường

Trong hệ thống công nghiệp sử dụng khí áp suất cao để vận hành máy móc thì máy nén khí được coi là một mắc xích quan trọng, có chức năng làm tăng áp suất của các chất khí. Vì được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dệt, gỗ, bao bì, thực phẩm,… nên máy nén khí được phân chia thành 3 loại phổ biến. 

1. Máy nén khí Piston

Máy nén khí Piston biến đổi năng lượng khí và tạo ra áp suất cao nhờ hệ thống Piston, cụ thể là máy làm tăng áp suất không khí bằng cách giảm khối lượng của nó bởi động cơ điện hoặc động cơ đốt trong.

Ưu điểm của máy là hiệu suất cao, tỷ số nén lớn (25- 100) và bảo toàn công suất trong suốt thời gian vận hành, dù có hay không sự thay đổi về điều kiện vận hành. Đặc biệt, trong môi trường dải áp suất thay đổi rộng, máy vận hành khá tốt và tạo ra được áp suất rất cao. 

2. Máy nén khí trục vít

Đây là máy nén khí được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong hệ thống vận chuyển, thu gom khí hay cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động. Máy hoạt động tương tự như một thiết bị quay, sử dụng hệ thống bánh vít với 2 cuộn lá chèn hình xoắn ốc để nén khí. 

Ưu điểm của máy là không tạo ra ma sát khi làm việc, do đó không làm hao mòn thiết bị, tuổi thọ sử dụng cao. Ngoài ra, máy không có van hút, van xả và vòng xéc măng nên tạo độ tin cậy khi làm việc. Với tỷ suất nén cực đại là 25 nên máy nén khí trục vít có hiệu suất làm việc cao. Cấu tạo nhỏ gọn, vận hành êm ái, công bảo trì và chi phí vận hành thấp nên máy được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. 

3. Máy nén khí ly tâm

Máy nén khí ly tâm hoạt động bằng cách sử dụng bánh đẩy để ép khí vào phần rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ khí hoặc sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt. Bộ phận khuếch tán của máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất. 

Máy nén khí ly tâm có cấu tạo phức tạp, gồm 7 phần là vỏ máy (cửa hút và cửa xả), vỏ trong, vách ngăn, Roto (trục và bành gồng), ổ đỡ và ổ chặn, vòng làm kín khuất khúc giữa các cấp và bộ làm kín hai đầu trục. Máy được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp nặng, với môi trường làm việc liên tục. Máy thường được lắp cố định với công  suất lên đến hàng ngàn mã lực.

Đào Trinh