Bên cạnh những lợi ích mà bình khí nén mang lại thì đôi khi do sử dụng không đúng quy cách cũng có thể khiến cho nó gây nên tai nạn. Chính vì vậy dù bất kỳ lý do nào đi chăng nữa bạn cũng phải tuân thủ nội quy an toàn, đừng để những nguy hiểm gây ảnh hưởng đến bạn cũng như hoạt động sản xuất.
1.Những nguy hiểm nào thường thấy khi làm việc với bình khí nén
Trong quá trình làm việc bình khí nén có thể nổ nếu như quá nóng, bị đổ ngã hay va đập. Cũng có một vài trường hợp nổ là do bình bị ăn mòn quá nhiều, bị rỗ quá mức so với quy định, nổ cháy môi chất…Việc rò rỉ những môi chất ở trong bình chứa thành phần độc hại gây nguy hiểm đến con người. Thậm chí đã không ít đối tượng làm việc với bình khí nén mà bị điện giật bởi điện bị rò ra vỏ mô tơ, hư hỏng cách điện dây dẫn…
2.Làm việc an toàn cùng với bình khí nén
Trước khi đưa bình khí nén vào hoạt động thì bạn cần phải đảm bảo nó đã được kiểm định KTAT và đăng ký sử dụng theo đúng với quy định. Người sử dụng thiết bị này phải có nhiệm vụ quản lý cũng như trông coi các cán bộ quản lý theo văn bản. Đối tượng được phép vận hành máy phải đủ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, đã trải qua những kỳ huấn luyện và sát hành nhằm đảm bảo kiến thức chuyên môn, nắm rõ quy trình KTAT vận hành thiết bị chịu áp lực và đặc biệt là phải được người quản lý giao trách nhiệm bằng văn bản.
Bình khí nén phải có đầy đủ các trang bị an toàn bao gồm: van an toàn được lắp đặt theo đúng quy định, không được giảm diện tích lỗ thoát hơi của nó. Với áp kế thì mỗi bình phải được trang bị một áp kế cho thang đo làm sao phù hợp, bản thân áp kế này cũng phải được kiểm định cũng như niêm chì hằng năm trước. Ở những nơi có nguồn nhiệt bạn phải đặt nó cách xa 5 mét, đảm bảo không để ở những nơi dễ bị cháy nổ.
Ở những khu vực gần chỗ dân cư ở, những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt bạn cũng không được phép để gần, môi chất được bỏ trong bình phải đảm bảo chiếc bình ấy không bị ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số PV > 10000 (P tính bằng Kg/cm2, V tính bằng lít). Với loại bình chứa không khí nén động thì người dùng cũng không được phép tự ý di dời chúng đi hoặc dùng vào những mục đích khác khi mà người quản lý thiết bị chưa cho phép. Còn khi đã có yêu cầu di dời thì bạn cũng phải ngắt nguồn điện cũng như xả hết áp suất trong bình ra rồi mới được làm công đoạn tiếp theo.
3. Kiểm tra bình khí nén khi đang hoạt động
Là người trực tiếp vận hành bạn cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của nó, chú ý các dụng cụ như áp kế, van an toàn, rơ le khống chế áp suất…Luôn luôn vận hành bình khí nén theo đúng với quy trình. Ở trước mỗi ca làm việc, khi áp suất trong bình 0,5 (1kg/cm2) thì người công nhân phải kéo nhẹ van an toàn để thông nó và mở van xả đáy để xả nước ngưng hay dầu đọng lại ở dưới dáy bình. Sau mỗi ca làm việc thì cũng đừng quên nhiệm vụ xả các chất cáu cặn cũng như nước còn đọng lại ở trong bình. Định kỳ không quên rửa sạch lọc gió để bụi bẩn, tạp chất trong lọt vào trong.
Thùy Duyên