6 sai hỏng khi vận hành máy uốn ống

Trong quá trình sử dụng và vận hành máy uốn ống, vì nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến những sai hỏng khác nhau, dẫn đến thành phẩm không được hoàn thiện hoặc hoàn thiện nhưng không chất lượng. Dưới đây là 6 sai hỏng thường gặp khi sử dụng và vận hành máy uốn ống.

1. Sai lệch hình dạng và kích thước khi uốn

Sai lệch hình dạng và kích thước là sai hỏng thường gặp nhất trong uốn ống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai hỏng này, đó là trị số góc đàn hồi không chính xác, phôi dịch chuyển trong quá trình uốn ống, vị trí định vụ phôi không chuẩn. Để khắc phục những sai hỏng này, bạn nên chỉnh lại góc uốn của chày và cối, tăng cường các giải pháp chặn phôi khi uốn bằng định vị. 

2. Có vết lõm hay khuyết tật trên bề mặt của chi tiết uốn

Bề mặt của chi tiết uốn xuất hiện các vết lồi, vết lõm bất thường là do bán kính lượn của cối uốn nhỏ, nếu tăng bán kính của góc lượng này lên thì các vết lồi lõm này sẽ không xuất hiện. 

3. Vành uốn của chi tiết bị gợn sóng

Khi độ hở của chày và cối quá lớn thì vành uốn của chi tiết sẽ bị gợn sóng chứ không thẳng. Lúc này bạn nên điều chỉnh cối lại cho đúng, nếu là cối ghép chỉnh thì càng dễ thực hiện, còn cối cố định thì nên thay cối mới. 

4. Chi tiết bị rạn nứt ở vùng uốn

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là bán kính uốn quá bé hoặc đường uốn dọc của ống theo hướng thớ căng. Lúc này thì chỉ cần tăng bán kính của chày và cối, sắp xếp lại phôi theo hướng quy định là tình trạng này sẽ được khắc phục. 

5. Kim loại ở vùng bị uốn bị mỏng đi

Tình trạng này không chỉ là do bán kính của của chày và cối bé mà nhiều khi là do kim loại bị đặt lệch giữa chày và cối, khiến cho vùng bị uốn mỏng hơn so với quy định. 

6. Vết xước trên bán kính lượn của cối

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do độ hở giữa chày và cối nhỏ, độ cứng của cối thấp và bán kính uốn bé. Khắc phục tình trạng này không khó, chỉ cần tăng độ hở, luyện cối và tăng bán kính góc uốn. 

Đào Trinh