5 phương pháp uốn ống

Các bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một số loại máy uốn ống và tình hình sử dụng máy uốn ống hiện nay ở Việt Nam cùng một số nước trên thế giới. Phạm vi bài viết sẽ hướng dẫn những phương pháp uốn ống để bạn đọc có thể tham khảo và ứng dụng. 

1. Uốn theo kiểu ép đùn vào ống

Trong tất cả phương pháp uốn ống thì phương pháp uốn kiểu ép đùn vào ống được xem là đơn giản, dễ thực hiện và rẻ tiền nhất, phù hợp với uốn các ống chứa dây dẫn điện hoặc chứa các dây nối tới đèn chiếu sáng. Cách uốn này được thực hiện như sau:

- Ép chặt phôi vào 2 điểm cố định

- Bộ phận uốn chuyển động về giữa trục của ống và tiến hành bẻ cong ống

- Với cách uốn này, phôi có thể biến thành hình ovan tùy thuộc vào độ dày của vật liệu, và cả mặt trong lẫn mặt ngoài đều có thể bị biên rạng. 

2. Kiểu uốn kéo và quay

Phương pháp uốn này được dùng trong những trường hợp đòi hỏi đường kính của ống uốn cần được đảm bảo trong quá trình uốn ống, chẳng hạn như uốn tay vịn lan can, các dạng uốn mỹ nghệ, ống dẫn thanh đỡ hay một số bộ phận của khung gầm ô tô, xe lửa và rất nhiều đồ dùng khác.

3. Uốn theo kiểu có chày uốn

Không giống như 2 kiểu uốn trên, kiểu uốn này cho phép độ hư hỏng, biến dạng hay sai số ở con số nhỏ nhất, có thể chấp nhận được, như trong các trường hợp uốn ống xả, ống tuabin, ống dẫn nước, dẫn dầu trong hệ thống thủy lực,… Lúc uốn, phôi được đỡ bên trong bằng chày uốn linh động trong ống, chày uốn có tác dụng đảm bảo cho ống không bị biến dạng và méo mó.

4. Uốn bằng các trục lăn

Trong những trường hợp uốn các sản phẩm có đường kính phôi lớn hoặc là các sản phẩm có dạng hình tròn thì người ta sử dụng phương pháp uốn bằng các trục lăn. 

5. Uốn ống bằng ba trục lăn

Đây là phương pháp uốn khá phức tạp, có thể dùng bằng tay hoặc bằng động cơ điện, hoặc bằng thủy lực để điều khiển quá trình uốn. Đầu cán gồm 3 trục cán, phôi được lồng vào giứa 3 trục lăn, hai trục lăn hai bên truyển động, trục chính giữa nén ống xuống. 

Đào Trinh